Nếu như bạn đã quá quen thuộc và nhàm chán với các phong cách thiết kế nội thất phổ biến: cổ điển, tân cổ điển, hiện đại, tối giản, Địa Trung Hải,… thì những phong cách thiết kế nội thất độc lạ được chúng tôi giới thiệu dưới đây có thể sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú và muốn tìm hiểu đấy! Cùng theo dõi ngay nào.
Danh mục
Phong cách Bohemian
Phong cách thiết kế nội thất độc lạ Bohemian khá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Một phần bởi khoảng cách địa lý và văn hóa kiến trúc khá xa nhau. Bên cạnh đó, tính ứng dụng của phong cách này là không quá cao, khi nó tỏ ra không quá hiệu quả khi áp dụng vào thiết kế nội thất chung cư hay biệt thự mà chỉ thường thấy ở thiết kế nhà ở thông thường.
Nguồn gốc và khái niệm:
Phong cách Bohemian (còn gọi là Boho hay Boho Chic) bắt nguồn từ cộng đồng người Bohemian (Gypsy), bắt đầu được biết đến từ khoảng thế kỷ 19. Bohemian được du nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống một cách nhanh chóng, từ thời trang, nghệ thuật cho đến kiến trúc và nội thất.
Phong cách thiết kế nội thất Bohemian phù hợp cho những gia chủ yêu thích màu sắc rực rỡ, họa tiết bắt mắt, chất liệu đơn giản. Một không gian Bohemian mộc mạc, phóng khoáng đã từng tạo nên cơn sốt đối với giới trẻ châu Âu – những người luôn tìm kiếm sự mới lạ, phá cách.
Đặc trưng:
Phong cách nội thất Bohemian dường như thực sự lộn xộn, nhưng lại lộn xộn trong giới hạn của nó! Và sự phá cách chính là đặc trưng riêng biệt của phong cách này. Phong cách nội thất Bohemian đề cao sự tự do, nét cá tính cá nhân thay vì chuẩn mực xã hội. Với phong cách Bohemian, mọi người có thể “điên loạn” theo cách của họ, do vậy một căn phòng Bohemian luôn cho thấy sự tự do, phóng khoáng trong thiết kế, bài trí. Bên cạnh đó, các yếu tố kết cấu, chất liệu, màu sắc, họa tiết,… được pha trộn một cách hài hòa tạo nên không gian không kém phần thú vị.
Đặc trưng của phong cách Bohemian thể hiện rõ nét nhất ở chất liệu và màu sắc nội thất.
- Chất liệu vải mềm thường được chọn làm vật liệu trang trí chính trong căn phòng Bohemian bởi đây là loại vật liệu tuyệt vời, truyền tải được sự bay bổng, phóng khoáng của những gia chủ yêu thích sự tự do. Chất liệu vải cũng gợi lên những nét cổ điển, một chút lãng mạn, chút quyến rũ và một chút cầu kỳ nhưng lại không quá rườm rà, định hình nên một không gian thư thái, dễ chịu.
- Màu sắc trong phong cách Bohemian là sự pha trộn của rất nhiều các gam màu, có thể nói đây là một trong những phong cách thiết kế nội thất sử dụng các màu sắc đa dạng nhất.
Mẫu ứng dụng:
Phong cách Indochine
Mặc dù là phong cách quen thuộc với các kiến trúc sư, kỹ sư tại Việt Nam, nhưng đối với nhiều người, phong cách Indochine vẫn khá xa lạ và họ cũng không biết quá nhiều thông tin về phong cách này. Đối với phong cách Indochine, thực sự là có rất nhiều điều để nói. Tuy nhiên, ở bài viết này chúng tôi sẽ chỉ tổng hợp những thông tin cô đọng và quan trọng nhất.
Nguồn gốc và khái niệm:
Phong cách Indochine (tiếng Pháp dịch ra là Đông Dương) còn được biết đến là phong cách Đông Dương hay Indo-China, xuất hiện vào đầu thế kỷ XIX. Phong cách này nhấn mạnh ảnh hưởng của văn hóa Pháp đối với khu vực của nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc. Thuật ngữ này sau đó được dùng làm tên của khu vực thuộc địa của Pháp tại Đông Dương (Campuchia, Việt Nam, Lào,.. ngày nay).
Ernest Hebrard – kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp – giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương, được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Indochine đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhuyễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước Đông Dương với kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Tại Việt Nam, phong cách thiết kế nội thất độc lạ này là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống của Việt Nam và châu Âu trong cả thẩm mỹ và tính ứng dụng thực tế của công trình.
Đặc trưng:
- Sử dụng nguyên liệu gỗ, mây, tre, gạch là những vật liệu điển hình tạo nên một không gian nội thất Đông Dương.
- Phong cách nội thất Indochine ghi dấu ấn thẩm mỹ riêng biệt bằng những gam màu trung tính, mang hơi hướng hoài cổ như đen, vàng, nâu, trắng,… kết hợp hài hòa với màu sắc tự nhiên của các chất liệu thô như gỗ, tre, mây, gạch,…
- Ngoài tính thẩm mỹ của thiết kế, phong cách Indochine cũng rất chú trọng đến chiều sâu, giá trị của các họa tiết trang trí, thường sử dụng những họa tiết trang trí mang màu sắc văn hóa bản địa như họa tiết tứ linh (long, ly, quy, phượng), hoa văn thời Đông Sơn, hoa sen, hoa lá cách điệu, hình kỷ hà, tĩnh vật, hình khối đơn giản,…
- Tượng Phật, bình gốm cũng là các vật dụng xuất hiện nhiều trong những không gian Indochine. Trong khi đó, bàn trà và hoa lan cũng là các đặc trưng tiêu biểu cần được nhắc đến.
Mẫu ứng dụng:
Phong cách Indochine phù hợp với hầu hết các loại hình công trình, từ thiết kế nội thất nhà ở, chung cư cho đến biệt thự, resort,…
Phong cách Rustic
Phong cách Rustic thường được áp dụng tại các công trình thiết kế nội thất biệt thự hoặc nhà ở thông thường. Đối với chung cư, chúng ta cũng có thể áp dụng được với các căn hộ Duplex, những công trình có không gian rộng rãi và yêu cầu sự sang trọng cao. Đây cũng là một phong cách không thường thấy tại Việt Nam.
Nguồn gốc và khái niệm:
Phong cách Rustic là phong cách có nguồn gốc từ văn hóa Mỹ. Rustic có nghĩa là mộc mạc, thuật ngữ “Rustic” có nguồn gốc từ tiếng Latinh, chỉ những người nông dân, trái ngược với thành thị. Phong cách thiết kế Rustic được ứng dụng nhiều ở các vùng nông thôn và tư nhân, ảnh hưởng nhiều bởi phong cách thủ công Mỹ.
Phong cách này xuất hiện vào khoảng giữa đến cuối những năm 1800 và trở nên phổ biến tại Châu Âu từ cuối thế kỷ 20.
Phong cách nội thất Rustic (Rustic Style) được hiểu đơn giản một phong cách thiết kế đơn giản, mộc mạc. Rustic Style tập trung nhấn mạnh vào những đường nét tối giản, mộc mạc trong không gian với toàn bộ nội thất hiện đại. Tuy đơn giản, mộc mạc nhưng Rustics Style vẫn đảm bảo không sơ sài, không thiếu sự tinh tế để mang đến một không gian ấn tượng và thu hút được nhiều ánh nhìn.
Đặc trưng:
- Yêu thích các chất liệu từ thiên nhiên: Gỗ và đá tự nhiên là hai chất liệu được ưa chuộng trong phong cách thiết kế nội thất độc lạ Rustic. Trong đó, gỗ là vật liệu không thể thiếu.
- Phong cách Rustic không cầu kỳ, không phô trương, hướng đến một không gian tối giản nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi, đầy đủ để phục vụ cuộc sống con người.
- Sử dụng các khung cửa sổ lớn là điểm đặc trưng nhất của phong cách nội thất Rustic.
- Phong cách nội thất Rustic ưa chuộng những màu sắc nguyên bản, tự nhiên để hướng tới một không gian thô, đơn giản và dịu nhẹ. Việc sử dụng các màu sắc tự nhiên này tạo được sự kích thích đến thị giác con người, đem lại cảm nhận về sự chân thật, giản dị, trái ngược hoàn toàn với sự tấp nập ngoài đời sống xã hội.
-
Thảm là một chi tiết trang trí nhỏ nhưng có thể làm nổi bật tổng thể không gian công trình của bạn. Phong cách Rustic sử dụng các loại thảm có chất liệu thô như gai, đay, limen…với họa tiết đơn giản, màu sắc trang nhã để phù hợp với phong cách nhẹ nhàng và tự nhiên của Rustic.
Mẫu ứng dụng:
Hiện nay, thiết kế nội thất chung cư đang là một trong những chủ đề “hot” nhất. Dưới đây là một số bài viết mà bạn có thể quan tâm:
33+ Mẫu thiết kế nội thất căn hộ chung cư 68m2 tiện nghi, sang trọng
Báo giá thi công nội thất chung cư trọn gói chuyên nghiệp mới nhất 2022
Phân biệt phong cách Á Đông và phong cách Đông Dương (Indochine)
Phong cách Tropical Style
Nếu được trang trí đúng cách, căn phòng kiểu tropical có thể chịu đựng được thử thách của thời gian, sẽ không bao giờ hay lỗi mốt. Đây là phong cách mà các gia chủ nên tìm hiểu vì nó tỏ ra khá phù hợp khi được áp dụng tại Việt Nam.
Nguồn gốc và khái niệm:
Đặc trưng:
- Đặc trưng của phong cách tropical là mang đến sự thoải mái, dễ chịu và tiện nghi. Không gian tropical luôn ấm áp, nhẹ nhàng với các gam màu từ thiên nhiên như biển, bầu trời, thảm thực vật.
- Màu sắc trong không gian tropical có thể đậm và phong phú, sôi động hoặc nhạt, sáng và tinh tế. Toàn bộ các tone đậm nhạt của màu xanh lá và xanh dương đều hoàn hảo cho phong cách tropical. Biển và bầu trời mang đến các tone màu xanh lam, cát ngập nắng mang đến nhiều tone màu vàng khác nhau. Những màu sắc từ các tán lá nhiệt đới xanh tươi và những bông hoa rực rỡ bảy sắc cầu vồng cũng được ưa chuộng.
- Bên cạnh đó, các loại vật liệu tự nhiên như tre, mây, đay, gai và nội thất bằng gỗ cũng được sử dụng nhiều. Vải và phụ kiện thường được in họa tiết thực vật, hải đảo, cây khô, họa tiết thiên nhiên, in hoa đơn giản hoặc nhiều chủ đề khác về rừng, biển, san hô, vật liệu nhiệt đới.
- Không gian tropical mát mẻ, nhẹ nhàng với những bức tường và rèm vải lanh màu trắng hoặc các tone màu lạnh, rèm tre. Nếu thích trang trí công phu hơn chúng ta có thể sử dụng thêm gối tựa, chậu cây cọ trang nhã,…
Mẫu ứng dụng:
Phong cách Industrial
Một phong cách thiết kế mạnh mẽ, phóng khoáng, có phần ít bắt gặp tại Việt Nam. Phong cách này cũng có thể được áp dụng khá đa dạng tại các hạng mục nhà ở, chung cư hay biệt thự, resort, nhà hàng, quán bar,… đều rất phù hợp.
Nguồn gốc và khái niệm:
Phong cách công nghiệp Industrial là xu hướng thiết kế ra đời vào khoảng thế kỷ XX, khi cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu bắt đầu suy thoái. Số lượng lớn các nhà máy, xưởng sản xuất bị bỏ hoang dẫn đến ý tưởng tận dụng lại những công trình này để phục vụ cho nhu cầu chỗ ở lớn của người dân. Các kiến trúc sư đã giữ nguyên tối đa những thứ có sẵn đồng thời đưa vào những thiết bị, đồ nội thất hiện đại phục vụ cho những nhu cầu từ cơ bản đến bậc cao của con người. Từ đó một xu hướng thiết kế mới mẻ đã ra đời.
Đặc trưng:
-
Thiết kế không gian thô: Đây là đặc điểm đặc trưng nhất của phong cách Industrial. Ra đời từ chính những kiến trúc của các nhà máy, xưởng sản xuất khô khan nên phong cách công nghiệp tôn trọng sự nguyên bản thô sơ tạo nên nét riêng biệt cho mình. Những bức tường gạch, tường bê tông, dầm xà trần nhà để lộ, đường ống nước chạy khắp trần nhà không cần che chắn chính là các chi tiết thô rất đặc trưng của phong cách kiến trúc Industrial.
-
Chuộng màu mộc, tối: Gam màu chủ đạo trong phong cách công nghiệp là các màu tối, màu mộc từ các chất liệu gỗ. Những màu sắc này đem lại sự gần gũi, một chút tùy hứng và quan trọng hơn cả là toát lên được sự mạnh mẽ trong thiết kế.
-
Chất liệu công nghiệp: Các chất liệu đặc trưng của phong cách Industrial thường mang đậm chất công nghiệp như thép, bê tông, kính, gỗ… Bàn ghế sử dụng cho nhà có thể là một bộ bàn ăn chân cao bằng thép hoặc thay vì để tường gạch bạn có thể ốp tường với những tấm gỗ thô không qua cắt gọt
-
Đồ nội thất đường nét mạnh mẽ: Một điểm tạo nên cá tính mạnh trong phong cách kiến trúc công nghiệp đó là các đồ nội thất chuộng các loại có đường nét thẳng, gọn gàng, tinh giản toát lên được tinh thần phóng khoáng và cá tính của người dùng. Những đồ nội thất chủ yếu là các vật dụng hiện đại để đảm bảo thiết kế thô đơn giản nhưng không thiếu sự tiện nghi của cuộc sống
-
Thiết kế cầu thang thép: Đặc trưng không thể không nhắc đến của phong cách thiết kế nội thất độc lạ Industrial đó là cầu thang bằng thép. Không sử dụng bê tông để xây cầu thang, kiểu trang trí này sử dụng cầu thang xương cá bằng thép hoặc khung thép với bậc cầu thang gỗ thịt tạo nên một điểm ấn tượng độc đáo cho thiết kế tổng thể
Mẫu ứng dụng:
Trên đây là bài viết của Grandhomes Việt Nam giới thiệu một số phong cách thiết kế nội thất độc lạ trong giới kiến trúc. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn đọc các thông tin hữu ích. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết hấp dẫn khác tại: https://grandhomesvn.vn/